Bốc hỏa ở phụ nữ tiền mãn kinh
Một trong những triệu chứng phổ biến nhất và gây ảnh hưởng nhiều nhất đến phụ nữ trong quá trình tiền mãn kinh là vấn đề bốc hỏa (hay còn gọi là rối loạn vận mạch). Mặc dù bốc hỏa không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại gây vô số phiền toái ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của phụ nữ.
Theo số liệu thống kê tại Hoa Kỳ, 75% số phụ nữ mãn kinh đều đã từng bị bốc hỏa. Triệu chứng này thường bắt đầu vào giai đoạn tiền mãn kinh, tuy cũng có một số trường hợp bắt đầu sau khi mãn kinh.
I. Tỉ lệ phụ nữ mắc chứng bốc hỏa (rối loạn vận mạch)
Trong quá trình nghiên cứu các triệu chứng tiền mãn kinh, một tổng quan hệ thống được ước tính rằng triệu chứng rối loạn vận mạch xảy ra ở 14 - 51% phụ nữ trước thời kỳ tiền mãn kinh, 35 - 50% phụ nữ trong thời kỳ tiền mãn kinh và 30 - 80% phụ nữ sau khi mãn kinh.
Hơn 80% phụ nữ bị bốc hỏa (rối loạn vận mạch) kéo dài trên một năm. Nếu vẫn tiếp tục không điều trị, các cơn bốc hỏa vẫn sẽ cải thiện dần trong vòng một vài năm sau, nhưng có một số ít trường hợp kéo dài cả thập kỷ, và ảnh hưởng vô cùng trong cuộc sống người phụ nữ.
II. Yếu tố nguy cơ
Theo nghiên cứu sức khỏe của phụ nữ trên các nước (SWAN):
- Nhật và Trung Quốc có tỉ lệ báo cáo các triệu chứng rối loạn vận mạch thấp hơn so với phụ nữ da trắng (odds ratios (OR) = 0,47 - 0,67), tuy nhiên phụ nữ Mỹ gốc Phi thì lại có tỉ lệ cao hơn (OR = 1,17 - 1,63).
- Với người phụ nữ béo phì tuy có nồng độ estrogen nội sinh cao do chuyển đổi androstenedion từ mô mỡ; tuy nhiên, họ lại có khả năng bị bốc hỏa cao hơn so người bình thường.
- Hút thuốc là một trong những nguyên nhân tăng nguy cơ bốc hỏa.
- Các yếu tố nguy cơ khác bao gồm:
- Ít hoạt động thể chất;
- Các yếu tố tâm lý như chỉ học dưới cấp 3 và gặp khó khăn trong việc chi trả cho nhu cầu cơ bản.
III. Biểu hiện lâm sàng của Bốc hỏa
Bốc hỏa thường khởi đầu đột ngột bằng cảm giác nóng bừng mặt, phần trên ngực và sau đó nhanh chóng lan ra toàn thân. Cảm giác nóng kéo dài từ 2 - 4 phút, thường đi kèm với toát mồ hôi, thỉnh thoảng đánh trống ngực và sau đó là lạnh run.
1. Bốc hỏa gây rối loạn giấc ngủ:
Cơn bốc hỏa thường xảy ra trong khi ngủ và do đó gây mất ngủ mạn tính. Ngoài ra, khó ngủ thay đổi theo chu kỳ kinh nguyệt (tối đa trong giai đoạn đầu chu kỳ và giai đoạn hoàng thể muộn, khi nồng độ estrogen trong huyết thanh thấp nhất). Tâm lý và triệu chứng rối loạn vận mạch cũng góp phần gây nên rối loạn giấc ngủ.
Thông thường các cơn bốc hỏa thường xảy ra vào ban đêm trong 4 tiếng đồng hồ đầu tiên của giấc ngủ, trong khi giấc ngủ cử động mắt nhanh (rapid eye movement sleep - REM) trong bốn giờ sau đó ức chế cơn bốc hỏa và thức giấc. Thay đổi lối sống và hạ thấp nhiệt độ trong phòng có thể làm giảm số lượng các cơn bốc hỏa ở phụ nữ có triệu chứng.
Rối loạn tâm thần (lo lắng, trầm cảm) cũng có thể góp phần làm rối loạn giấc ngủ. Ngoài ra, trong quá trình quanh mãn kinh, phụ nữ kèm các cơn bốc hỏa có nhiều khả năng bị trầm cảm. Rối loạn giấc ngủ nguyên phát cũng khá thường gặp ở đối tượng này. Trong một nghiên cứu trên 102 phụ nữ độ tuổi 44 - 56 có rối loạn giấc ngủ, 54% có ngưng thở khi ngủ, hội chứng chân không ngừng nghỉ hoặc cả hai.
Như vậy, rõ ràng thấy ở phụ nữ sau hoặc quanh mãn kinh khi gặp phải tình trạng bốc hỏa thường đi kèm rối loạn giấc ngủ, chỉ điều trị các triệu chứng vận mạch có thể không khôi phục giấc ngủ bình thường, do có thể kèm theo rối loạn giấc ngủ nguyên phát, lo lắng và trầm cảm.
2. Sinh lý bệnh:
Nguyên nhân của các cơn bốc hỏa là không rõ. Đa phần các giả thuyết là do rối loạn chức năng điều nhiệt, khởi đầu ở mức vùng dưới đồi do giảm sút nồng độ estrogen. Nghiên cứu sinh lý học đã xác định rằng các cơn bốc hỏa là do rối loạn chức năng điều nhiệt:
- Các mạch máu ngoại biên bị giãn bất thường;
- Đổ mồ hôi dẫn đến mất nhiệt nhanh chóng và;
- Giảm nhiệt độ cơ thể thấp hơn bình thường, run rẩy, sau đó là cơ chế bình thường để khôi phục lại thân nhiệt như cũ.
Một loạt các nghiên cứu cho thấy rằng vùng điều nhiệt trung tâm bị thu hẹp ở những phụ nữ bị bốc hỏa. Trong khi đó, phụ nữ tiền mãn kinh bắt đầu cơ chế tản nhiệt khi nhiệt độ cơ thể tăng 0,40C, điều này xảy ra với mức tăng nhiệt độ thấp hơn nhiều so với phụ nữ mãn kinh. Cung cấp estrogen làm cho vùng điều nhiệt trung tâm trở lại bình thường.
Một số nghiên cứu gợi ý rằng các cơn bốc hỏa không tương quan với giai đoạn của giấc ngủ. Tuy nhiên, như đã nói ở trên, các nghiên cứu chỉ ra rằng giấc ngủ cử động mắt nhanh REM ức chế cơn bốc hỏa, trong khi cơn bốc hỏa nghiêm trọng hơn xảy ra trong suốt bốn tiếng đồng hồ đầu tiên của giấc ngủ và trong suốt giai đoạn ngủ III và IV.
Một cơ chế giải thích sự khởi phát các cơn bốc hỏa là do sự suy giảm peptide opioid nội sinh. Estrogen làm tăng hoạt động peptide opioid trung ương và thiếu estrogen có thể kèm với giảm hoặc không có opioid trung tâm nội sinh.
4. Thay đổi lối sống:
Hiệu quả của chúng khá thay đổi. Sau đây là một vài gợi ý theo hướng dẫn của Hội Mãn kinh Bắc Mỹ (The North American Menopause Society - NAMS):
- Phụ nữ thừa cân dễ bị bốc hỏa hơn, do đó, duy trì một trọng lượng khỏe mạnh và tập thể dục thường xuyên để giảm bốc hỏa và cải thiện sức khỏe tổng quát.
- Khi cơn bốc hỏa bắt đầu, hãy thử “hô hấp nhịp độ” - thở bụng chậm, sâu - hít vào bằng mũi, thở ra bằng miệng. Thở chỉ 5 - 7 lần/phút, chậm hơn rất nhiều so với thông thường.
- Tránh nơi nóng bức, đồ uống nóng, thức ăn nóng, rượu, cà phê, căng thẳng quá mức và hút thuốc lá. Mặc quần áo làm từ vải thoáng khí, nhẹ, cởi bỏ một lớp hoặc hai khi bạn đang nóng và mặc vào khi bạn đang lạnh. Vài sản phẩm làm mát như thuốc xịt, gel và gối lạnh (chillow pillow có bán trên thị trường) có thể hữu ích.
- Thử các cách khác nhau để giữ mát trong khi ngủ. Mặc áo ngủ thoáng khí và nhẹ. Sử dụng giường có nhiều lớp để có thể dễ dàng loại bỏ trong đêm. Để một chiếc quạt cạnh giường. Giữ một túi chườm lạnh hoặc túi đậu đông lạnh dưới gối của bạn và chiếc gối để đầu luôn được đặt trên một bề mặt mát mẻ. Nếu thức vào ban đêm, uống một ly nước mát. Hãy thử các cách khác nhau để trở lại giấc ngủ, chẳng hạn như: thiền, hô hấp nhịp độ hoặc ra khỏi giường và đọc sách cho đến khi buồn ngủ.
- Để giảm căng thẳng và có giấc ngủ ngon hơn nên tập thể dục thường xuyên, nhưng không quá gần giờ đi ngủ. Thiền, yoga, khí công, thái cực quyền, phản hồi sinh học, châm cứu hoặc massage cũng sẽ giúp giảm căng thẳng.
3. Điều trị rối loạn vận mạch tuổi tiền mãn kinh
Thay đổi lối sống và các sản phẩm không cần kê toa. Phụ nữ có triệu chứng nhẹ thường không cần can thiệp bằng thuốc.
Các phương pháp có thể áp dụng như thay đổi lối sống (bao gồm cả việc giữ mát cơ thể và tập thể dục thường xuyên), các sản phẩm không cần kê toa như thực phẩm từ đậu nành, bổ sung isoflavone (từ đậu nành hoặc cỏ ba lá đỏ, thiên ma hoặc vitamin E). Các phương pháp trên đều chưa được chứng minh hiệu quả; tuy nhiên, chúng có thể có lợi trong những trường hợp người phụ nữ bị bốc hỏa từ trung bình đến nặng nhưng estrogen không được dung nạp tốt, được chống chỉ định hoặc cho những phụ nữ đã ngừng estrogen và bị tái phát các triệu chứng nhưng không muốn dùng estrogen.
Bất kỳ phương pháp điều trị các triệu chứng rối loạn vận mạch nào cũng phải được kiểm tra so với giả dược vì khoảng 30% phụ nữ cải thiện triệu chứng khi chỉ dùng giả dược.
Một số phương pháp điều trị trong nhân gian, được truyền miệng hoặc được kê đơn nhiều nhất:
a. Thiên ma:
Thiên ma (black cohosh) là một trong số các phương pháp điều trị cơn bốc hỏa được sử dụng rộng rãi nhất. Nghiên cứu lớn nhất về cây thiên ma là nghiên cứu Herbal Alternatives for Menopause Trial (HALT), gồm 351 phụ nữ quanh hay sau mãn kinh có triệu chứng. Kết quả cho thấy thiên ma dùng một mình hoặc cùng với các thảo dược khác đều không có hiệu quả hơn so với giả dược trong việc giúp giảm các triệu chứng vận mạch.
Mặt khác, thiên ma là một chất có tác động estrogenic lên ngực nên không an toàn cho bệnh nhân ung thư vú hoặc phụ nữ có nguy cơ cao đối với bệnh ung thư vú.
b. Tinh dầu hoa anh thảo:
Tinh dầu hoa anh thảo (evening primrose oil - EPO) - một nguồn giàu các axít gamma-linolenic, được sử dụng rộng rãi để điều trị các cơn bốc hỏa ở phụ nữ mãn kinh. Tuy nhiên, dữ liệu hiện có cho thấy rằng nó là không có hiệu quả hơn giả dược.
=> XEM THÊM: Bổ sung Estrogen từ thảo dược bằng phương pháp Phytoestrogen dạng Aglycone
c. Châm cứu:
Châm cứu đã được nghiên cứu như là một liệu pháp tiềm năng cho các cơn bốc hỏa, nhưng kết quả cho đến nay lại không hứa hẹn.
d. Vitamin E:
Vitamin E có làm giảm về mặt thống kê nhưng không có ý nghĩa lâm sàng trong điều trị bốc hỏa trên một thử nghiệm.
e. Phytoestrogen và liệu pháp estrogen:
Phytoestrogen, các hợp chất non-steroid có trong tự nhiên và được tìm thấy ở nhiều loài thực vật, trái cây và rau quả, dường như không có hiệu quả hơn giả dược trong điều trị cơn bốc hỏa. Phytoestrogen có cả tính chất estrogen và antiestrogenic, được phân loại như isoflavone, coumestan hoặc lignan.
Isoflavone (daidzein và genistein) có trong đậu nành, đậu xanh, đậu lăng… được cho là các estrogen mạnh nhất trong các loại phytoestrogen (mặc dù yếu hơn nhiều so với estrogen của con người).
Lignan (ví dụ: enterolactone và enterodiol) được tìm thấy trong hạt lanh, đậu lăng, ngũ cốc, trái cây và rau xanh.
Một điều cần lưu ý là phytoestrogen là một loại điều biến thụ thể estrogen chọn lọc (selective estrogen receptor modulator - SERM) và do đó, có tác dụng đồng vận cũng như đối vận estrogen.
Tuy nhiên, bổ sung Phytoestrogen không chọn lọc thì sẽ rất lâu mới cảm nhận tác dụng. Vì vậy, khi bổ sung Phytoestrogen vào cơ thể nên lựa chọn Phytoestrogen dạng Aglycone có hoạt tính.
Aglycone nhờ hoạt tính mạnh và cấu trúc lý tưởng, có khả năng hấp thụ ngay tại ruột và dạ dày, mang lại kết quả điều trị mãn kinh vượt trội.
Liều dùng 1 - 2 viên/ ngày, những liều này là đủ để ngăn chặn các cơn bốc hỏa hoàn toàn trên khoảng 80% phụ nữ và làm giảm tần suất và mức độ nghiêm trọng của bệnh đối với 20% còn lại (Maclennan và cs., 2004). Liều thấp hơn cũng có thể có hiệu quả ở một số đối tượng.
Các estrogen đường uống khác cũng có hiệu quả tương tự, vì tất cả chúng đều chủ yếu được hấp thu qua đường tiêu hóa như estrone sulfate, được khử sulfate và chuyển đổi thành estradiol. Nhưng tác động nhanh chậm thì tùy thuộc vào lượng estrogen được dung nạp thực tế vào cơ thể. Vì vậy, mặc dù estrogen đường uống được dùng 1 - 2 lần mỗi ngày, nhưng hiệu quả tác dụng lại hoàn toàn khác nhau.
Khi điều trị các cơn bốc hỏa, nên dùng Phytoestrogen dạng Aglycone hoạt tính liên tục hơn là theo chu kỳ do triệu chứng này thường tái diễn trong giai đoạn ngưng estrogen.
Ở những phụ nữ còn tử cung, estrogen luôn cần được kết hợp với một progestin, để ngăn ngừa tăng sinh nội mạc tử cung. Nếu kể từ kỳ kinh cuối đến hiện tại chưa được 1 năm và người phụ nữ không hút thuốc thì có thể sử dụng thuốc tránh thai estrogen-progestin. Cách này giúp ngừa thai, giảm bốc hỏa và điều hòa kinh nguyệt.
Những năm gần đây, nhiều tài liệu nghiên cứu chỉ ra rằng sử dụng kích thích tố dạng Aglycone hoạt tính làm giảm nguy cơ ung thư vú và bệnh tim mạch, nghiên cứu cho thấy lợi ích có thể lớn hơn ở phụ nữ bị bốc hỏa từ vừa đến nặng.
=> XEM THÊM: Thực hư hiệu quả giảm nguy cơ ung thư vú của Phytoestrogen
=> XEM THÊM: Phytoestrogen trong mầm đậu nành và các bệnh lý tuyến giáp ở phụ nữ
Xem thêm