Bốc hỏa ở phụ nữ tiền mãn kinh không chỉ là một cơn giận
Như những bài viết trước, SB có đề cập đến tình trạng bốc hỏa ở phụ nữ tuy thường xuất hiện ở độ tuổi mãn kinh nhưng bạn cũng có thể gặp phải khi lượng hormone trong cơ thể thay đổi, do tác dụng phụ của thuốc hay có bệnh lý. Đa số trường hợp bị bốc hỏa không nguy hiểm nhưng lại gây khó chịu nên khiến phụ nữ dễ nổi giận.
Bốc hỏa ở phụ nữ không chỉ đơn giản là một cơn giận dữ lôi đình mà là tình trạng thay đổi hormone dẫn đến biểu hiện tâm lý bất thường. Cơn bốc hỏa ở phụ nữ là cảm giác nóng ran xuất hiện rất nhanh trong vài giây tới vài phút ở toàn cơ thể, đặc biệt là ở mặt, cổ hay thân trên.
Mặc dù đây là hiện tượng thường thấy ở phụ nữ mãn kinh nhưng bạn cũng có thể gặp phải cảm giác khó chịu này bất cứ lúc nào. Vậy nguyên nhân gây ra hiện tượng bốc hỏa là gì, có liên quan đến chứng mãn kinh sớm không và bạn phải làm gì để giảm nhẹ sự khó chịu?
1. Điều gì gây ra bốc hỏa ở phụ nữ
Tình trạng bốc hỏa ở phụ nữ thường xảy ra do nồng độ hormone trong cơ thể thay đổi. Ví dụ như trong thời kỳ mãn kinh, cả mức estrogen và progesterone đều giảm mạnh nên có thể khiến nữ giới trong độ tuổi này thường gặp tình trạng bốc hỏa. Những thay đổi hormone tương tự cũng xảy ra trong suốt chu kỳ kinh nguyệt và gây ra triệu chứng của hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS), từ đó dẫn đến cảm giác bốc hỏa.
Trong một số trường hợp, tình trạng bốc hỏa khi có kinh nguyệt có thể là dấu hiệu của một vấn đề sức khỏe khác chứ không đơn thuần là bốc hỏa tiền mãn kinh. Một số vấn đề có thể khiến bạn gặp tình trạng bốc hỏa là:
• Căng thẳng: Tình trạng lo lắng và căng thẳng cũng có thể gây ra các triệu chứng tương tự như bốc hỏa. Tâm trạng lo lắng, căng thẳng có thể khiến cơ thể giải phóng nhiều hormone adrenaline và dẫn tới hiện tượng adrenaline rush. Đây là tình trạng có thể khiến bạn bị đỏ da, tăng nhịp tim và tăng tiết mồ hôi.
• Mất cân bằng hormone: Tình trạng testosterone thấp có thể dẫn đến bốc hỏa.
• Nhiễm trùng: Bao gồm các chứng nhiễm trùng nhẹ thường thấy cũng như các nhiễm trùng nghiêm trọng hơn như bệnh lao hoặc viêm nội tâm mạc.
• Ung thư: Bị ung thư và đang phải điều trị ung thư.
• Khối u: Phụ nữ có thể dễ gặp tình trang bốc hỏa nếu có khối u trong tuyến yên hoặc vùng dưới đồi.
• Các bệnh về tuyến giáp: Bao gồm cường giáp, suy giáp hoặc ung thư tuyến giáp.
• Bệnh HIV: Căn bệnh này khiến phụ nữ dễ gặp tình trạng bốc hỏa.
• Nghiện bia rượu: Đồ uống có cồn có thể khiến phụ nữ dễ gặp các cơn bốc hỏa.
• Tác dụng phụ của thuốc: Bạn cũng có thể bị bốc hỏa vì tác dụng phụ của một số loại thuốc như nifedipine, nitroglycerin, niacin, vancomycin và calcitonin.
Nếu bạn bị bốc hỏa dù không thuộc độ tuổi mãn kinh, không có bệnh lý hay không dùng thuốc thì hãy kiểm tra xem mình có các dấu hiệu của chứng mãn kinh sớm hay không nhé.
2. Tình trạng bốc hỏa do mãn kinh sớm
Mặc dù các cơn bốc hỏa có thể là một triệu chứng của hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS) bình thường đối với một số người nhưng cũng có thể là dấu hiệu mãn kinh sớm hay còn gọi là suy buồng trứng sớm (POI). Chứng này gây ra các triệu chứng mãn kinh dù bạn chưa bước vào độ tuổi mãn kinh thường thấy là 40 – 50.
Các triệu chứng khác của chứng mãn kinh sớm có thể bao gồm:
- Bốc hỏa
- Tâm trạng biến động
- Mất hứng thú với tình dục
- Khô âm đạo
- Khó tập trung
- Mất ngủ
- Đổ mồ hôi đêm
- Đau khi quan hệ
- Kinh nguyệt không đều
Chứng mãn kinh sớm không chỉ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim và gãy xương mà còn dẫn đến vô sinh. Nếu bạn có các triệu chứng trên và muốn có con, hãy đến bác sĩ để được tư vấn cách chữa trị sớm.
3. Cách giảm nhẹ bốc hỏa ở phụ nữ
Tình trạng bốc hỏa ở phụ nữ thường không phải vấn đề sức khỏe nguy hiểm nhưng lại gây cảm giác khó chịu và làm giảm chất lượng cuộc sống. Bạn có thể giảm nhẹ cảm giác khó chịu khi gặp tình trạng bốc hỏa theo các cách sau.
• Thay đổi chế độ ăn uống: Bạn nên cắt giảm caffeine, bia rượu, các thực phẩm cay và chocolate. Những thực phẩm và đồ uống này có thể kích hoạt các cơn bốc hỏa và cũng khiến tình trạng này tệ hơn.
• Thư giãn nhiều hơn: Bạn có thể áp dụng một số cách thư giãn tinh thần như thở sâu, tập yoga và thiền. Thói quen này sẽ giúp bạn kiểm soát tâm trạng tốt hơn và nâng cao chất lượng cuộc sống.
• Uống đủ nước: Bạn có thể uống nước mát thường xuyên trong ngày để làm dịu các cơn bốc hỏa đến bất chợt.
• Tập thể dục: Thói quen tập thể dục thường xuyên có thể giúp bạn cải thiện sức khỏe và giảm tần suất cơn bốc hỏa.
• Châm cứu: Bạn có thể đến bác sĩ thử liệu pháp châm cứu để giảm nhẹ cơn bốc hỏa.
• Bổ sung đậu nành: Đậu nành có chứa phytoestrogen dạng Aglycone, một chất tương tự như estrogen trong cơ thể. Vậy nên, bạn có thể bổ sung loại đậu này để cải thiện tình trạng bốc hỏa.
• Mặc quần áo thoải mái: Bạn có thể chọn quần áo làm bằng các loại vải nhẹ, thoáng khí như cotton. Bên cạnh đó, bạn cũng nên giữ nhà cửa thoáng mát để giảm bớt nhiệt độ cơ thể.
• Chuẩn bị khăn lạnh: Bạn có thể để một chiếc khăn nhỏ vào tủ lạnh rồi đắp lên mặt hoặc quanh cổ khi gặp tình trạng bốc hỏa. Bạn cũng có thể chuẩn bị một túi chườm lạnh để dùng cũng có hiệu quả tương tự.
• Bỏ thuốc lá: Nếu đang hút thuốc, bạn hãy cố gắng thói quen xấu này vì thuốc lá có thể khiến tình trạng bốc hỏa thêm nặng.
Một số phương pháp điều trị y tế như liệu pháp hormone thay thế và thuốc chống trầm cảm liều thấp cũng có thể giúp trị các cơn bốc hỏa. Bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để dùng các phương pháp này.
Trong một số trường hợp, tình trạng bốc hỏa ở phụ nữ có thể là dấu hiệu của một bệnh nghiêm trọng bạn không thể tự kiểm soát tại nhà. Bạn cần đi khám nếu tình trạng bốc hỏa đi kèm với các dấu hiệu sau:
- Sốt
- Khó ngủ
- Thay đổi khẩu vị
- Giảm cân bất ngờ
- Sưng hạch bạch huyết
- Phát ban không rõ nguyên nhân
Tình trạng bốc hỏa ở phụ nữ gây cảm giác khó chịu nên ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng cuộc sống. Để tránh những những cơn giận lôi đình gây tổn hại cho các mối quan hệ, bạn hãy xây dựng lối sống lành mạnh và ăn uống điều độ. Nếu cơn bốc hỏa đi kèm các dấu hiệu nguy hiểm, bạn hãy đi khám sớm để kiểm tra sức khỏe nhé!
Nguồn: https://vienuongsb.com/
VIÊN UỐNG MẦM ĐẬU NÀNH SB
- Sản phẩm nội tiết tố nữ chất lượng tốt, hiệu quả nhanh; 97,5% khách hàng thấy hiệu quả sau 2 tuần sử dụng
- Sản phẩm được các Bác sĩ khuyên dùng
Thành phần chứa:
Tinh chất mầm đậu nành (dạng hoạt tính Aglycone)…….. 150 mg
Tá dược…………………………………………...…vừa đủ 1 viên
Đối tượng sử dụng:
Phụ nữ suy giảm Estrogen, phụ nữ sau sinh, phụ nữ tiền mãn kinh, mãn kinh có các triệu chứng:
- Bốc hỏa, nóng bừng lồng ngực, thường cáu gắt không rõ nguyên nhân.
- Mất ngủ, tỉnh giấc giữa đêm, khó đi vào giấc ngủ,đổ mồ hôi về đêm.
- Thường hay đau đầu, chóng mặt như say tàu xe.
- Da mặt sạm, nám, mất độ đàn hồi.
- Âm đạo khô rát, giảm tiết dịch nhờn, giảm ham trong quan hệ vợ chồng.
Tác dụng dược lý:
Tác dụng của Isoflavon Đậu nành trong phòng bệnh:
Chủ vận từng phần trên receptor của Estrogen
+ Tác dụng trên chuyển hoá của xương
+ Tác dụng trên tim mạch
+ Tác dụng trên các khối u phụ thuộc hormone
Giúp giảm nhăn da, giảm nám, sạm da, giúp da đẹp mịn màng
Giúp cải thiện sinh lý nữ, tăng ham muốn, tăng tiết dịch nhờn.
Giúp cải thiện các triệu chứng do thiếu hụt hoặc rối loạn Nội tiết tố nữ: tóc khô xơ, dễ rụng, bốc hỏa, mất ngủ, rối loạn kinh nguyệt, khả năng thụ thai kém
Giúp làm chậm quá trình mãn kinh, kéo dài tuổi xuân phụ nữ
Giúp bổ sung và hỗ trợ cân bằng nội tiết tố nữ estrogen, cải thiện các triệu chứng do thiếu hụt nội tiết tố nữ thời kỳ mãn kinh như: bốc hỏa, cáu gắt, mất ngủ, giảm trí nhớ, tóc khô xơ, gãy rụng, suy giảm sinh lý nữ
Ngăn ngừa lão hóa. Chống lại quá trình tái phân bố mỡ yếu tố tạo nên sự lão hoá và tuổi tác của phụ nữ.
Bảo vệ tim mạch, ngăn xơ vữa động mạch, ngăn cản bệnh xơ vữa mạch vành, chống tăng huyết áp. Hỗ trợ ngăn ngừa loãng xương, chống tiêu xương và mất xương do quá trình thiếu hụt Estrogen trong quá trình chủ vận Canxi từ các tế bào xương ra máu ngoại vi, sự hình thành các tế bào tạo xương.
Vậy bạn còn chần chờ gì nữa mà không lựa chọn ngay cho mình một sản phẩm uy tín, chất lượng cho sức khỏe và được tin dùng từ các bác sĩ, khách hàng. Nếu bạn còn băn khoăn hay có thắc mắc, vui lòng liên hệ HOTLINE: 1900 636 811 để nhận tư vấn từ bác sĩ, dược sĩ.
Xem thêm