Phụ nữ Việt Nam sau tuổi 30, tăng nhanh mức độ loãng xương
Ngày nay nhiều phụ nữ dường như không quan tâm đến mức độ loãng xương của bản thân, tuy nhiên đến thời điểm nào đó, khi mật độ xương suy giảm khiến các cơn đau nhức xuất hiện sẽ gây khó khăn và cản trở đời sống, công việc.
Loãng xương thường diễn biến âm thầm, nên dường như chị em không hề nhận biết được tính nghiêm trọng cho đến khi xuất hiện các dấu hiệu đau nhức. Có bao giờ chị em thắc mắc mình bị lúc nào và có cần thiết phải đi đo loãng xương? Và khi nào thì cần đo mật độ xương để chuẩn đoán loãng xương.
1. Bạn có cần đo mật độ xương?
Đo mật độ xương là đo độ chất khoáng có chủ yếu trong xương là Canxi với các cạch khác nhau. Khi vào tuổi trưởng thành là lúc mật độ xương đạt đỉnh, đồng nghĩa với hệ xương chắc khỏe, dày, dẻo dai, vận động linh hoạt.
Tùy vào mật độ xương sẽ phản ánh quá trình mất chất khoáng (một trong những quá trình của lão hóa), khi mà tỷ lệ tạo cốt bào bị lấn áp bởi hủy cốt bào. Phụ nữ ở tuổi sau 30, xương dần mỏng đi và tỷ lệ nghịch với độ tuổi mà phụ nữ có, khối lượng xương giảm, suy yếu ngày càng nhiều. Thời gian lâu dài nếu không có giải pháp ngăn chặn sẽ dẫn đến bệnh loãng xương.
Bởi vậy nếu có thể, chị em nên đi đo loãng xương (mật đô xương) sớm, để “đón đầu” quá trình mất khoáng do tuổi tác hoặc do các bệnh lý, sinh hoạt thiếu khoa học, chế độ ăn uống, lao động vất vả từ đó có những giải pháp làm chậm quá trình loãng xương.
2. Khi nào cần đo mật độ xương để chuẩn đoán loãng xương?
Loãng xương là vấn đề do rối loạn chuyển hóa của xương gây nên, lúc này xương trở nên giòn và tăng nguy cơ gãy xương cao do khối lượng xương giảm, bị thay đổi vi cấu trúc xương. Đây là một trong những bệnh có diễn biến âm thầm đến mức khi thấy được biểu hiện lâm sàng, thì cơ thể bị mất hơn 30% khối lượng xương trong cơ thể và bắt đầu xuất hiện các biến chứng như:
- Đau cột sống;
- Gù lưng;
- Giảm chiều cao;
- Gãy xương;
- Biến dạng lồng ngực;
- Giảm khả năng vận động …
Để sớm nhận biết mức độ loãng xương, phụ nữ có thể dùng phương pháp đo mật độ xương là chuẩn đoán chính xác nhất. Tuy nhiên, khi nào cần đo mật độ xương?
Theo thống kê được ghi nhận trên thế giới, có 3/5 phụ nữ bị loãng xương sau tuổi 50. Như vậy, khi phụ nữ có tuổi càng cao thì mật độ xương càng giảm (loãng xương nguyên phát) và loãng xương càng dễ thấy khi sau mãn kinh, phụ nữ ở độ tuổi tiền mãn kinh và đã mãn kinh nên được kiểm tra mật độ xương (đo loãng xương) ở độ tuổi từ 40 – 45.
Khi áp dụng chuẩn đoán loãng xương sẽ đo mật độ xương ở hai vị trí: cổ xương đùi bằng và cột sống thắt lưng thông qua phương pháp đo hấp thụ tia X năng lượng kép, cho phép chẩn đoán loãng xương ở giai đoạn sớm.
Hoạt động này nên được tiến hành trước khi chưa xuất hiện những biến chứng nặng nề như gãy xương hoặc tàn phế thì lúc đó đã quá muộn.
3. Phòng ngừa bệnh loãng xương ngay từ sớm!
Phụ nữ nên quan tâm nhiều hơn đến xương khớp vì tỷ lệ nữ có bệnh loãng xương cao hơn nhiều so với nam giới. Vì vậy để phòng ngừa đúng bệnh và đạt hiệu quả cao, người bệnh nên đi đo loãng xương (mật độ xương) theo định kì 6 tháng/ lần (ở nữ 40-45 tuổi). Trường có xuất hiện đau nhức xương, mỏi khớp hoặc dễ bị chấn thương do va chạm nhẹ, lúc này bệnh loãng xương đã tiến triển sang giai đoạn nặng.
Vì thế, để phòng ngừa cũng như điều trị bệnh loãng xương ngay trước khi khởi phát, cần lựa chọn giải pháp tối ưu bằng cách bổ sung Phytoestrogen vào cơ thể, vì đối với phụ nữ nội tiết tố là phần nguyên tố ảnh hưởng rất nhiều đến lượng canxi trong xương.
Khi lựa chọn Phytoestrogen nên chọn loại có hoạt tính Aglycone để đảm bảo sức khỏe an toàn. Bổ sung Phytoestrogen dạng Aglycone đã được tách gốc đường và có nguồn gốc từ thiên nhiên được tìm thấy trong Viên uống mầm đậu nành SB - sản phẩm chuyển giao công nghệ bởi Đại học Y Dược TP.HCM giúp vận chuyển canxi từ máu vào xương và ổn định mật độ xương để tránh các nguy cơ sỏi thận, vôi hóa mô mềm, táo bón, giúp tăng sinh collagen, các bệnh xơ vữa động mạch, tăng tính đàn hồi, làm xương cứng và dày đặc, phòng bệnh loãng xương và tăng cường tuổi thọ.