Mầm đậu nành: "Thần dược" tăng vòng ngực?

14/05/2020

Người ta nói rằng nếu bạn thường xuyên tiêu thụ các sản phẩm đậu nành, ngực của bạn sẽ tăng kích cỡ từ A sang C hoặc D; và liệu isoflavone trong mầm đậu nành có thể phát huy tác dụng tương tự như estrogen hay không?  Vậy sự thật là như thế nào?

Mầm đậu nành: "Thần dược" tăng vòng 1?

Bạn có biết đa số các phytoestrogen nằm trong một nhóm các chất có nhân phenol có tên là flavonoid. Flavonoid được tìm thấy trong nhiều loại thực vật, một số chứa đến 7% trong trọng lượng khô. Nhóm các flavonoid được chia thành 3 lớp: coumestan, flavonoid được prenyl hoá và isoflavon, trong đó các isoflavon có hoạt tính estrogen mạnh nhất. Đây được xem là nhóm chất có chức năng tương tự như nội tiết tố nữ estrogen.

Trong tất cả những nguồn thực phẩm thì đậu nành được xem là nguồn thực phẩm chính cung cấp các phytoestrogen. Các sản phẩm từ đậu nành được chứng minh có chứa hàm lượng isoflavon đáng kể, trong đó hạt đậu và bột đậu chứa hàm lượng cao nhất (tương ứng là 1400–1530 mg/kg và 1310–1980 mg/kg). Những sản phẩm lên men đậu nành bao gồm tương đặc (miso) và đậu phụ cũng có hàm lượng isoflavon khá cao (290 – 530 mg/kg).

1. Isoflavone có trong mầm đậu nành

Một trong những hợp chất được chiết xuất từ thực vật có hoạt tính estrogen là hợp chất Isoflavone.  Isoflavone từ xưa đến này luôn được biết có mặt nhiều nhất là đậu nành (Glycine max).

Trong đậu nành thực chất là một hỗn hợp nhiều isoflavone khác nhau, bản chất là các hợp chất glycoside. Thành phần chính trong Isoflavone đậu nành là:

  • Genistin;
  • Daidzin và; 
  • Glycitin.

Khi 3 thành phần chính này vào trong cơ thể và được lên men/tiêu hóa sẽ được chuyển hóa lần lượt thành: genistein, daidzein, glycitein. Sự chuyển hóa này phụ thuộc vào hoạt động hệ vi khuẩn trong ruột non của người. Lúc này 3 hợp chất mới phát huy tác dụng sinh lý vào cơ thể.

Trong 3 loại hợp chất đó thì câp bậc phát huy tác dụng sinh lý:

  • Genistein có hoạt tính sinh học mạnh nhất
  • Kế đến là Daidzein trừ khi nó được chuyển hóa thành S-equol nhờ loại vi khuẩn đặc biệt (ước tính 1/3 số người có loại vi khuẩn đặc biệt để thực hiện chuyển hóa này).
  • Glycitein có tác dụng yếu nhất.

Tối đa hóa hiệu quả của isoflavon là ưu tiên nhắm tới hàm lượng genistein và tiếp đến là daidzein/S-equol.

2. Tác dụng của isoflavone trong mầm đậu nành

Isoflavone có cấu trúc tương tự 17β-estradiol (là estrogen nội sinh) nên nó có khả năng gắn kết với các thụ thể estrogen và bắt đầu phát huy đặc tính. Tuy nhiên, Isoflavone cho đáp ứng estrogen yếu hơn 17β-estradiol (Genistein – sản phẩm chuyển hóa chính của Isoflavone – có hoạt tính estrogen chỉ bằng 35% hoạt tính của 17β-estradiol).

 

Isoflavone đậu nành có đồng thời 2 đặc tính là: estrogen và kháng estrogen.

Đặc tính estrogen: Ở tình trạng ngừng tiết estrogen (thời kỳ mãn kinh), Isoflavone sẽ gắn kết với các thụ thể estrogen gây tăng hoạt tính của estrogen và do đó giúp giảm các triệu chứng của tình trạng tiền mãn kinh do thiếu hụt estrogen gây ra.

Đặc tính kháng estrogen: Khi lượng estrogen ở mức cao (trong thời kì tiền mãn kinh hoặc tiền kinh nguyệt -PMS), Isoflavone cạnh tranh gắn kết với thụ thể estrogen. Do có đáp ứng estrogen yếu hơn 17β-estradiol nên việc cạnh tranh này giúp giảm toàn diện hoạt tính của estrogen, dẫn tới giảm các triệu chứng của giai đoạn tiền mãn kinh, và tiền kinh nguyệt.

Estrogen nội sinh trong cơ thể sẽ có thay đổi/giảm đột ngột khi phụ nữ bước vào thời kỳ tiền mãn kinh, mãn kinh gây ra những xáo trộn bên trong cơ thể như: hồi hộp, lo lắng, tính tình thất thường; những thay đổi về da, hệ thống xương và các chức năng sinh lý của phụ nữ cũng suy giảm đột ngột. 

Isoflavone trong đậu nành và liệu pháp thay thế hormone (HRT) cùng chung một cơ chế là làm giảm các triệu chứng mãn kinh và tăng hoạt động của estrogen nhưng có hai điểm khác biệt chính:

Isoflavone trong đậu nành Liệu pháp thay thế hormone (HRT)

Isoflavone gắn kết chọn lọc với thụ thể phụ estrogen β (ERβ)  nhiều hơn gấp 20-30 lần so với thụ thể Erα (thụ thể ERα có nhiều ở mô vú, nội mạc tử cung).

Đồng thời ái lực của Isoflavone trên thụ thể Erα thấp hơn 500-10000 lần so với sử dụng estrogen trong HRT.

Estrogen tổng hợp được sử dụng trong HRT không có đặc tính điều hòa kháng estrogen và có tác dụng trên cả thụ thể ERβ và Erα, tạo nên các tác dụng nội tiết tại buồng trứng, vú.

Một khi estrogen cao vượt quá sẽ làm tăng nguy cơ hình thành khối u tại cơ quan này.

Có thể thấy, dù tác dụng của hợp chất isoflavone trong đậu nành chỉ cho tác dụng nhẹ nhưng an toàn hơn liệu pháp thay thế hormone. Chính vì vậy, đây là lựa chọn điều trị hiệu quả và an toàn cho phụ nữ khi gặp các vấn đề về suy giảm estrogen.

Phân tích 9.514 bệnh nhân bị ung thư vú cho thấy sử dụng đậu nành không có tác dụng phụ đối với mô vú. Hơn nữa, sử dụng đậu nành làm giảm 25% sự xuất hiện khối u trong thời gian theo dõi hơn bảy năm.

Trong một nghiên cứu khác được thực hiện chủ yếu so sánh các nhóm phụ nữ châu Á với nhóm phụ nữ Âu - Mỹ đã được báo cáo và cho thấy các chế độ ăn giàu phytoestrogen cải thiện các triệu chứng thiếu hụt estrogen ở phụ nữ mãn kinh và có thể dự phòng ung thư vú, loãng xương và bệnh lý tim mạch. Tuy nhiên các chất này thể hiện tác dụng sinh học thông qua các cơ chế cực kỳ phức tạp. Tác dụng của chúng trên tế bào phụ thuộc vào lượng thụ thể α và β của estrogen.

Trong một nghiên cứu dịch tễ học công bố năm 1998, Albertazzi và cộng sự đã ghi nhận sự cải thiện các biểu hiện của cơn bốc hoả ở các phụ nữ mãn kinh sử dụng tinh chất protein đậu nành so với nhóm dùng casein. Trong nghiên cứu kéo dài 12 tuần trên 104 phụ nữ này, sử dụng hàng ngày 40g protein đậu nành chứa 76 mg isoflavon đã làm giảm 25% các trường hợp có triệu chứng bốc hoả nặng.

Hơn thế, nhiều kết quả khoa học chứng minh rằng chế độ ăn giàu đậu nành có thể bù đắp sự thiếu hụt estrogen. Đó cũng là lý do một số phụ nữ lớn tuổi hoặc sau tuổi 35, mật độ sử dụng sữa đậu nành và ăn đậu phụ hoặc các chế phẩm từ đậu nành ngày càng nhiều; vì đơn giản chúng giúp chống lại sự sụt giảm nồng độ estrogen: mất ngủ, da nhăn, nám da, sạm da, suy giảm ham muốn và đặc biệt cải thiện các triệu chứng tiền mãn kinh – mãn kinh như bốc hỏa và khô âm đạo.

Vào năm 2000, một nghiên cứu tổng hợp đã chỉ ra rằng các isoflavon có tác dụng bảo vệ yếu trên sự mất xương hậu mãn kinh, bởi vì estrogen bảo vệ chống mất xương bằng cách ức chế các nguyên bào xương, các tế bào phá vỡ xương.

Đặc biệt mối liên quan giữa chế độ ăn giàu phytoestrogen có thể giảm mắc phải ung thư vú và ung thư niêm mạc tử cung đã được khảo sát rất kỹ lưỡng và được khẳng định, đặc biệt trên quần thể phụ nữ sinh sống ở Đông Á (Nhật Bản, Đài Loan) và Hawai. Sử dụng nhiều chế phẩm đậu nành trong thời gian dài tỏ ra có liên quan đến giảm nồng độ nội tiết tố sinh dục nữ do buồng trứng tiết ra và có tác dụng bảo vệ trên nguy cơ ung thư vú. Một nghiên cứu tiến hành trên 22.000 phụ nữ Nhật Bản được công bố năm 2003 đã chỉ ra rằng chế độ ăn giàu isoflavon với xúp miso và chao làm giảm gần 50% nguy cơ tương đối mắc phải ung thư vú.

Mầm đậu nành thật sự rất tốt cho phụ nữ bị thiếu hụt estrogen; tuy nhiên, nhiều chị em lầm tưởng về công hiệu của mầm đậu nành có tác dụng tăng kích thước vòng ngực.

Đã có rất nhiều câu hỏi đặt ra nếu chúng ta thường xuyên tiêu thụ các sản phẩm đậu nành, vòng ngực có tăng kích cỡ?

3. Thực hư mầm đậu nành tăng kích thước vòng 1?

Những câu nói truyền tai nhau cho rằng uống nhiều sử đậu nành, hay ăn nhiều đậu phụ, hoặc hơn thế nữa là sử dụng các chế phẩm đậu nành như: bộ đậu nành, các viên uống sẽ có tác dụng tăng kích thước vòng 1 từ size A-D.

Mọi người đều ca tụng về tác dụng của “thần dược” đậu nành nhưng sự thật lại khác!

Theo nghiên cứu được thực hiện bởi BreastGro cho thấy tác dụng của isoflavone đậu nành đối với việc mở rộng vú. Đây là một chủ đề của một nghiên cứu khoa học khách quan mà khía cạnh duy nhất là kiểm tra tác dụng của isoflavone đối với nguy cơ ung thư vú và may mắn thay, hầu hết các nghiên cứu này chỉ ra tác dụng bảo vệ của isoflavone là tốt và ngăn ngừa, không làm phát triển ung thư vú.

Một nghiên cứu lâm sàng khác được thực hiện bởi BreastGro để điều tra ảnh hưởng của thuốc đến kích thước vòng ngực được tìm thấy ở một phần ba phụ nữ đã tăng cỡ ngực của họ từ cỡ A lên B. Sự gia tăng lớn nhất về kích cỡ vòng ngực đã được quan sát thấy ở những phụ nữ đã mang thai.

Tuy vậy, chúng tôi nhận được rất nhiều câu hỏi từ các chị em phụ nữ cho rằng kích thước vòng ngực của họ tăng lên sau khi họ uống sản phẩm từ đậu nành. Theo nghiên cứu chứng mình việc tăng kích cỡ vòng ngực là do lượng calo tăng lên. Các chất trong sản phẩm đậu nành thực sự có thể làm tăng kích thước vòng ngực nhưng đồng thời chúng dẫn đến tăng cân không mong muốn.

Vậy nên, nếu ai bảo rằng sử dụng nhiều đậu nành hay chế phẩm đậu nành có thể tăng kích thước vòng ngực thì chị em cần phải xem lại. Vì bản chất kích thước vòng ngực về cơ bản là do di truyền và theo nghiên cứu có 2 giai đoạn sẽ khiến vòng ngực phát triển vượt trội: tuổi dậy thì và khi phụ nữ mang thai.

Tuy nhiên một tin vui cho các chị em phụ nữ khi mong muốn tăng kích thước vòng ngực chỉ cần làm theo chỉ định bên dưới:

4. Những lưu ý bạn nên biết khi áp dụng cách tăng vòng ngực bằng sữa đậu nành

Trong mầm đậu nành chứa:

  • Tinh chất isoflavones tự nhiên
  • Chứa chất Phytoestrogen
  • Giàu Protein thực vật
  • Bổ sung hormone nội tiết nữ nguồn gốc thực vật

Sử dụng mầm đậu nành mỗi ngày có thể tăng kích thước của vòng ngực nhanh chóng lại đảm bảo sự quan toàn và hiệu quả cao. Tuy nhiên bạn cần phải biết cách sử dụng mầm đậu nành sao cho chuẩn. Bởi chỉ cần sử dụng sai cách thì hiệu quả mà bạn nhận được rất thấp, thậm chí bạn dùng lâu dài nhưng không hề có tác dụng.

Bác sĩ Hà Vân Anh (Khoa phẫu thuật thẩm mỹ, Bệnh viện Việt Nam - Cu Ba) chia sẻ "Nếu chị em cảm thấy vòng 1 của mình tăng lên chút ít thì đừng vội mừng, vì sử dụng thừa estrogen có thể khiến cơ thể giữ nước gây béo giả, nên mọi người có cảm giác có hiệu quả nhưng khi ngừng thuốc hiện tượng này sẽ hết chứ không làm ngực phát triển như quảng cáo".

Theo bác sĩ Vân Anh, kích thước vòng 1 tùy thuộc vào di truyền, thể trọng của mỗi người và chế độ dinh dưỡng. Với những người có di truyền ngực nhỏ thì không nên can thiệp, vì điều này là vô ích ngoại trừ việc phẫu thuật thẩm mỹ. Với những người gầy, ngực nhỏ do chế độ dinh dưỡng nên thiết lập chế độ ăn uống khoa học, hợp lý, để bổ sung cho cơ thể đầy đủ chất dinh dưỡng và các vitamin thiết yếu và chăm chỉ tập thể dục.

Chị em nên lựa chọn các bài thể dục tác động lên hệ cơ ngực sẽ quyết định chủ yếu vào độ cao của bộ ngực. Cơ ngực khỏe tạo nên bộ ngực cao, săn chắc. Cơ ngực yếu sẽ làm cho bộ ngực nhão và chảy sệ.

Ngoài ra cần lưu ý:

  • Không nên mặc áo ngực quá chật
  • Massage ngực mỗi ngày sẽ giúp máu lưu thông, ngăn ngừa bệnh tật và kích thích tuyến vú phát triển tốt hơn.
  • Hạn chế uống hơn 3 tách cà phê mỗi ngày vì chất cafein trong cà phê sẽ làm cho các mô mỡ ở bầu ngực bị thu hẹp lại.

Một lời khuyên nhắc lại cho các chị em, muốn vòng ngực nở nang và tăng size thì hãy kết hợp mầm đậu nành với những bài tập thể dục để có hiệu quả nhất. Và ngưng ngay suy nghĩ mầm đậu nành là “thần dược” tăng kích thước vòng ngực mà không cần làm gì khác, như vậy chị em sẽ lên cân đấy!

Nguồn: vienuongsb.com


(*) Xem thêm

Bình luận
Gọi ngay : 1900 636 811